Trào lưu yoga - Kỳ 2: Sính ngoại, sính cả huấn luyện viên Ấn Độ
Bất cứ ai cũng có thể trở thành HLV yoga
Khi mà trào lưu yoga đang phát triển rộng rãi cùng với các trung tâm, phòng yoga mọc ra như nấm thì nhu cầu về HLV yoga cũng tăng đột biến. Không cần khổ luyện như các môn thể thao khác, có vẻ như HLV yoga là một sự lựa chọn không tồi để bất kỳ sinh viên, cử nhân, nhân viên văn phòng... thậm chí là mẹ bỉm sữa đều có thể có cơ hội đổi nghề.
Không quá khó để có thể tìm được những trung tâm để có thể đăng ký những khóa học cho HLV yoga. Và dĩ nhiên, những hứa hẹn sau khi học xong sẽ có ngay việc, hoặc có chứng chỉ quốc tế được công nhận trên toàn cầu là điều mà trung tâm nào cũng rao giảng. Còn chỉ tiêu hoặc yêu cầu cho học viên của một khóa huấn luyện thì chỉ đơn giản: Chỉ cần có nhu cầu. Các trung tâm còn khẳng định, thậm chí với những người chưa bao giờ tập yoga, cũng hoàn toàn có khả năng trở thành HLV.
H.H (Mỹ Đình, Hà Nội), cô gái SN 1992 này vốn tốt nghiệp trường ĐH Lao động xã hội, thế nhưng sau khi ra trường, thay vì làm đúng ngành nghề thì cô đã tham gia một khóa huấn luyện để trở thành một HLV yoga. “Em cùng nhiều bạn khác tham gia một khóa học khoảng 3 tháng ở trung tâm T.T.V, sau 3 tháng học và thi, em được cấp chứng chỉ là HLV.” Có lẽ cũng không quá khó. Bởi lẽ, Đến khi ra nghề, em phải tiếp tục tự tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng cho phù hợp với công việc”, H nói.
Thế nhưng khi được hỏi về chứng chỉ do đâu cấp, H chỉ nói chung chung, chứng chỉ đó do trung tâm liên kết với một đơn vị yoga quốc tế cấp. Nhưng khi được hỏi về trung tâm quốc tế, H thật thà nói: “Em cũng không để ý”.
Bởi vốn khi có chứng chỉ, cô gái này nghiễm nhiên trở thành một thành viên của trung tâm T.T.V, cô được phân công đi dạy các lớp học yoga khắp nơi trong hệ thống phân phối của trung tâm.
Còn H.G (ở quận Ba Đình, Hà Nội) cũng đã lâu nay ngoài giờ hành chính là công chức Nhà nước, nghề tay trái của cô cũng là một HLV yoga. “Lúc đầu chỉ học để giữ sức khỏe cho mình, sau rồi thấy đam mê và tham gia một khóa học để trở thành HLV”. Vậy tiêu chuẩn gì để trở thành một HLV, H.G cười, khóa đào tạo yoga của cô thậm chí có người chưa bao giờ tập yoga, thế nhưng cứ kết thúc khóa học, vẫn có chứng chỉ HLV như thường.
![]() |
Tập với huấn luyện viên Ấn Độ có giá cao hơn rất nhiều so với huấn luyện viên Việt Nam. Ảnh: Ngọc Dung |
Sính đồ ngoại, nên HLV nhất định phải là người Ấn Độ
Dũng, cậu chủ phòng tập BB Finess (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, vốn Ấn Độ là cái nôi của yoga, thế nên mọi người đi tìm học yoga cũng rất chuộng phòng tập nào có HLV là người Ấn Độ. Và cậu cũng cho biết, ở phòng tập của Dũng, với HLV người Việt Nam, 1 tháng chi phí chỉ hết 300.000 – 400.000 đồng, thì tương tự với một phòng tập với HLV Ấn Độ, giá có thể lên đến 1.000.000 đồng, thậm chí còn hơn.
“Thực ra việc học yoga với HLV Việt hay HLV Ấn cũng chỉ là cái mác. Vấn đề cốt lõi, là dù học HLV nào thì học viên cũng bắt buộc phải hiểu và biết được cái cơ bản của yoga. Và như thế, theo tôi, thì học HLV Việt học viên sẽ được lợi nhiều hơn”.
Tương tự như vậy, H.H cho biết: “Khi em dạy ở các trung tâm, phòng học yoga cho mọi người, không phải với phòng nào em cũng có điều kiện chỉ bảo từng người một”. Bởi theo H vì lợi nhuận, nên nhiều khi chủ trung tâm H dạy thường hay ghép lớp, đôi khi có những người vừa mới đăng ký đã ghép luôn vào lớp đã thực hành trước đó vài ba tháng. “Hơn nữa mỗi người một mục đích, người đi học vì muốn đẹp, người đi học vì muốn giảm cân, người đi học vì muốn cải thiện hơi thở... mà không phải trung tâm nào cũng có điều kiện sắp lớp khác nhau, nên em chỉ cố gắng đáp ứng cái cơ bản cho mọi người. Để chỉ bảo từng người thì quả thực không phải lúc nào cũng có thời gian”.
Đấy là HLV người Việt còn như vậy, thế thì HLV người Ấn Độ?! Trong vai một người có nhu cầu học yoga, PV đã qua Trung tâm H.A có địa chỉ ở Phố Huế để tìm hiểu. Sau màn giới thiệu khá vồn vã, thì nhân viên bên này cho biết. “Ở đây không có HLV người Việt, hoặc nếu có cũng chỉ là theo yêu cầu của học viên”. Với giá trên 900.000 đồng/tháng, toàn bộ học viên sẽ được HLV Ấn Độ hướng dẫn. Nhưng khi thấy tôi e ngại vì chuyện bất đồng ngôn ngữ, mà tiếng Anh lại không thạo, nhân viên trung tâm nói: “Ôi, em ơi, học yoga chỉ thở với tư thế. Những từ cơ bản ấy “thầy” nói được tiếng Việt mà. Đa phần là nhìn tư thế của thầy, chứ có mấy khi thầy nói gì đâu.” Có nghĩa là sai hay đúng mặc bay?! Và khi hỏi chứng chỉ của “thầy”, cũng chỉ đơn giản: “Có chứng chỉ quốc tế cả mà em”.
Tiếp tục qua Trung tâm S có địa chỉ ở Hoàng Cầu, cũng với chừng ấy câu hỏi, trung tâm này có giá khá cao 1.400.000đồng/tháng. Và cũng hồn nhiên: “Em thấy các chị tập bên em chỉ tập theo động tác của thầy, có ai hỏi han hoặc thắc mắc gì đâu mà cần nói hả chị”. Và với bằng cấp thì: “Bọn em không cho chị xem bằng cấp được đâu”.
Điều đó có nghĩa, nếu tập với HLV Ấn Độ, việc của HLV là cứ thoải mái biểu diễn tư thế và trò cứ tự nhiên bắt chước. Không tương tác, càng không có những câu chuyện chỉ bảo phải thở, phải uốn ra sao. Miễn sao cứ… giống là được.
(Còn nữa)
Ngọc Dung
- Trào lưu Yoga- Kỳ 1: Bất cứ chỗ nào cũng có thể trở thành... phòng tập
- Nam thanh niên tự tử vì nợ nần?
- Người đàn ông treo cổ tự vẫn sau cuộc nhậu buồn
- Ba cháu bé chết đuối thương tâm dưới ao cá gần nhà bà
- Mẹ chồng, con trai, con dâu tử vong vì ăn phải... nấm độc
- Lá thư xúc động của người ông tìm lại được cháu

- Ôtô mất lái rớt xuống đường, đè trúng xe Camry đang đỗ
- Hàng ngàn viên ma túy tổng hợp trong kiện hàng chuyển phát nhanh
- Thông tin tiếp vụ giáo viên lùi xe 'bất cẩn' khiến 2 học sinh thương vong 1
- Tai nạn nghề nghiệp không mong muốn?
- Truy tìm ô tô gây tai nạn khiến đôi nam nữ tử vong trên cầu
- Vĩnh Phúc: Nghi phạm dùng dao sát hại đồng nghiệp sa lưới sau 24 giờ gây án
- Nghệ An: Phát hiện 2 cá thể hổ ngâm trong bình thủy tinh
- Phát hiện thi thể nữ sinh tử vong sau ba ngày mất tích bí ẩn
- Vĩnh Phúc: Truy tìm đối tượng “khoắng trộm” 19 pho tượng phật cổ…