Bình đẳng giới để phát triển bền vững
Xóa nghèo; Xóa đói; Cuộc sống khỏe mạnh; Chất lượng giáo dục; Bình đẳng giới; Nước sạch và vệ sinh; Năng lượng sạch và bền vững; Việc làm đàng hoàng và tăng trưởng kinh tế; Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng; Giảm bất bình đẳng; Đô thị và cộng đồng bền vững; Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm; Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; Tài nguyên nước; Tài nguyên đất; Hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh; Hợp tác để thực hiện hóa các mục tiêu.
Đây là 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Chương trình nghị sự 2030 mà Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua năm 2015. LHQ lấy phát triển bền vững là định hướng xuyên suốt 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ không chỉ là một mục tiêu độc lập mà còn được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu còn lại.
Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định cam kết quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trên kế thừa các thành tựu đã đạt được.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10-5-2017 và ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững nhằm nội hóa các mục tiêu SDGs thông qua các hệ thống chính sách, nghị quyết.
Năm 2020, Việt Nam đã đứng thứ 49 về phát triển bền vững trên thế giới. Việt Nam cũng được Liên hợp quốc đánh giá là một trong những quốc gia được kỳ vọng nhiều nhất, là 1 trong 10 nước chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững cho các nước trên thế giới.
![]() |
Hội LHPN Việt Nam đã xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể cho phụ nữ trong cộng đồng, chú trọng đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu sổ |
Khung cam kết thực hiện SDGs của Việt Nam (VSDGs) xác định SDG5 “Đạt được bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái” xuyên suốt trong các nhóm hành động.
Hội LHPN Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và SDGs ở Việt Nam. Hội LHPN Việt Nam được đề nghị phối hợp với Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc tốt việc phản biện xã hội về bình đẳng giới đối với các dự thảo văn bản thực hiện VSDGs.
Hội tham gia vận động chính sách, xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể cho phụ nữ trong cộng đồng. Hội góp phần đánh giá chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và xây dựng chiến lược giai đoạn tiếp theo. Hội lồng ghép giới trong chương trình nông thôn mới, dự án 8 về phụ nữ dân tộc thiểu số. Hội tham mưu chính phủ phê duyệt các đề án 938, 939... Hội còn tham gia nhiều hoạt động phòng chống bạo lực giới, nâng cao quyền năng kinh tế, thúc đẩy phụ nữ tham chính.
Năm 2020 là một năm có nhiều biến động, bất định, bất ổn với thế giới và Việt Nam do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, thiên tai bất thường, các cuộc xung đột, chủ nghĩa cực đoan, cạnh tranh chiến lược, chiến tranh thương mại…
Những vấn đề này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, có nguy cơ đẩy lùi một số tiến bộ kinh tế - xã hội và những thành tựu đạt được trong thực hiện các SDGs, trong đó có SDGs 5 về bình đẳng giới.
Khi chúng ta phải đối mặt với các vấn đề trên, cần nhìn lại các cam kết của quốc tế nhằm hướng đến một thế giới an toàn hơn, tập trung vào sự bền vững, bình đẳng, hòa bình và quá trình phát triển, đảm bảo mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”. Nghị trình 2030 chỉ có thể phát triển bền vững nếu có sự tồn tại bình đẳng giới.
Nam Du
- Hà Nội thành lập Tổ Công tác đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô
- Hà Nội: Bé gái rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong
- Thành phố Vĩnh Yên sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị
- Bị sóng cuốn khi tắm biển, 4 học sinh đuối nước tử vong
- Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Ăn nhầm bả chó giống kẹo mút, 2 cháu bé thương vong