Cần nâng cao công tác tuyên truyền chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật
Đây là nội dung trong Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giáo dục đối với NKT (có hiệu lực thi hành từ ngày 5-3-2014) được Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính ban hành
Theo đó, NKT sẽ được ưu tiên khi nhập học, cụ thể: NKT được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi. Trong tuyển sinh THCS, THPT, đối tượng là NKT sẽ được tuyển thẳng vào THPT mà không phải qua thi cử. Việc này được áp dụng như đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc thiểu số theo quy định.
NKT cũng sẽ được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp do Bộ GD&ĐT ban hành. Đối với công tác tuyển sinh ĐH, CĐ, NKT đặc biệt nặng sẽ được ưu tiên xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ. NKT nặng cũng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ theo quy định.
Về học bổng, thông tư quy định khá rõ về chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Cụ thể là NKT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.
Trường hợp NKT thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục ĐH, trung cấp chuyên nghiệp sẽ được cấp học bổng 10 tháng/năm học.
Còn với NKT thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập sẽ được cấp học bổng 9 tháng/ năm học.
Đặc biệt, với những NKT thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục sẽ được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/ người/ năm học. Những NKT học tại các cơ sở giáo dục cũng sẽ được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định.
Những quy định của thông tư này tạo khá nhiều thuận lợi cho NKT trong học tập, giúp họ hòa nhập cuộc sống. Vậy nhưng thực tế vẫn chưa có nhiều NKT biết được những quy định định này. Do đó, công tác phổ biến, tuyên truyền đến người dân, đặc biệt là NKT, cần phải được đẩy mạnh.
Điều này sẽ giúp cho NKT có cơ hội học tập và hòa nhập cộng đồng. Họ sẽ có thêm nhiều kiến thức để phát triển khả năng của mình, góp phần cống hiến vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
Hà Linh / PL&XH
- Hà Nội: Học sinh, sinh viên đi học trở lại sẽ theo từng thời điểm, thứ tự ưu tiên
- Hà Nội tiếp tục kêu gọi ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19
- Hà Nội: Thực hiện giải pháp khắc phục, bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật
- Khai trương Hệ thống CSDL quốc gia về dân cư và Hệ thống Sản xuất, cấp và quản lý CCCD
- Hà Nội cụ thể hóa thời gian điều tra cơ sở hành chính năm 2021
- Ngành Giáo dục & Đào tạo với 6 giải pháp phòng chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em
- Dịch vụ thành lập công ty
- Xem phim hoa hồng trên ngực trái ở kênh nào
- Du học hàn uy tín
- Viettimes tin tức kinh tế mới nhất