Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội giảm nhẹ trong tháng 12
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo đó, CPI tháng 12-2020 của Hà Nội giảm 0,02% so với tháng trước và giảm 0,31% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, chỉ số giá vàng giảm 0,35% và chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,16% so với tháng 11-2020.
Tính chung, CPI bình quân cả năm 2020 tăng 2,67% so với bình quân năm 2019, là mức tăng thấp trong nhiều năm gần đây của Hà Nội.
Các nhóm hàng giúp chỉ số giá tiêu dung tăng như: Ăn và dịch vụ ăn uống tăng 9,39% so với năm 2019 (tác động làm tăng CPI chung 2,91%), chủ yếu do giá của nhóm hàng thực phẩm tăng 10,53%; ăn uống ngoài gia đình tăng 8,57%; lương thực tăng 3,83%.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,18% (tác động làm tăng CPI chung 0,11%), do từ ngày 1-1-2020, các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội áp dụng Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người dân có tâm lý mua thuốc dự phòng nhiều hơn.
Nhóm giáo dục tăng 2,55% (tác động làm tăng CPI chung 0,2%), do giá các mặt hàng sách giáo khoa, đồ dùng học tập tăng cao; giá học phí một số trường công lập trong năm học 2020-2021 cũng được điều chỉnh tăng trong khung quy định theo lộ trình của Chính phủ.
Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,38% (tác động làm tăng CPI chung 0,48%), do giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 3,22%; giá điện tăng 6,2%.
CK
- Năm 2021, Hà Nội bảo đảm sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng 7,5-8,1%
- Thực phẩm Tứ Phương – Chuỗi thương hiệu thực phẩm sạch đặc sản vùng miền
- Kiểm soát chặt hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn không rõ nguồn gốc
- Đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
- Bộ Công Thương hướng dẫn thu mua, tiêu thụ nông sản vùng có dịch
- Hà Nội triển khai 4 nhóm giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà