Hà Nội xin Thủ tướng cơ chế đặc thù làm đường ống nước sạch sông Đà khẩn cấp
Từ năm 2012 đến nay, đường ống số 1 đã 15 lần xảy ra sự cố vỡ ống. Hiện, đơn vị cung cấp nước là Công ty CP Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) đã giảm áp lực và lưu lượng nước cấp nhưng đường ống vẫn không đảm bảo cho Hà Nội liên tục vỡ, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Trong khi đó nguy cơ xảy ra sự cố vỡ đường ống còn tiềm ẩn ở mức cao và khó kiểm soát.
Hiện Viwasupco đang chuẩn bị xây dựng tuyến đường ống dẫn nước số 2 để đáp ứng nhu cầu theo quy hoạch đến năm 2020 là 600.000m3/ngày đêm. Song, đến nay, công trình vẫn chưa khởi công và chưa thể khẳng định được thời gian hoàn thành. Dù Hà Nội đã chủ động các giải pháp ứng phó như cấp nước luân phiên theo giờ, huy động xe bồn chở nước đến một số khu vực nhưng vẫn không tránh được ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Để kịp thời đảm bảo an ninh nguồn nước trong thời gian tới, UBND TP Hà Nội dự kiến xây dựng cấp bách tuyến đường dẫn ống nước từ QL21 về đường Vành đai 3 với công suất 60.000-70.000m3/ngày đêm để ứng cứu cho tuyến đường ống số 1 hiện có. Sau khi Viwasupco xây dựng xong tuyến đường ống số 2, tuyến đường ống khẩn cấp này sẽ sử dụng phục vụ cấp nước khu vực đô thị và dân cư hai bên tuyến đường.
Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng tuyến ống truyền tải khẩn cấp khoảng 864 tỷ đồng, vay từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố. Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đã có ý kiến thống nhất chủ trương với đề xuất triển khai xây dựng tuyến đường ống truyền dẫn cấp bách của thành phố.
Do dự án có tính chất quan trọng và cấp bách, UBND TP Hà Nội báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư xây dựng khẩn cấp tuyến đường ống truyền dẫn từ Quốc lộ 21 về đường Vành đai 3 và được thực hiện theo cơ chế đầu tư xây dựng đặc thù.-
““UBND TP.Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư xây dựng khẩn cấp tuyến đường ống dẫn nước từ QL21 đến Vành đai 3, và được thực hiện theo cơ chế đầu tư xây dựng công trình đặc thù, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách. Sau khi được Thủ tướng cho phép, Hà Nội sẽ triển khai thực hiện ngay công trình để phục vụ nhân dân”, đại diện UBND TP Hà Nội cho hay.
Theo công suất thiết kế, Nhà máy nước mặt sông Đà được xác định với công suất 600.000m3/ngày đêm đến năm 2020, đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm vào năm 2030 và đạt đến 1,5 triệu m3/ngày đêm vào năm 2050. Tháng 3-2009, Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 1 đã đưa vào khai thác với công suất 300.000 m3/ngày đêm.
Thanh Lam
- Hà Nội: Cây xanh bật gốc đè trúng ô tô
- Chơi gần ao nước tưới cây, 3 cháu nhỏ chết đuối thương tâm
- Hơn 200 cán bộ, bác sĩ BV Bạch Mai nghỉ việc: Chỉ có 43 người là bác sĩ, điều dưỡng
- Hà Nội tạo sự thống nhất trong thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị
- Hà Nội sẽ kiểm tra hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
- Hà Nội đạt tỉ lệ tiêm chủng cao nhất trong đợt 1 tiêm vắc-xin phòng Covid-19
- Shop mic thu âm hút bể phốt sachnet công nghệ nhật bản
- Shop mic thu âm hút bể phốt sachnet công nghệ nhật bản
- Giá bán ống nhựa ppr tiền phong
- Van cổng ty chìm giá bao nhiêu?
- Viettimes tin tức kinh tế mới nhất