Hành trình triệt phá băng cướp Tổng kho Dược phẩm Cửu Long gây chấn động miền Tây
Quả thật, từng đường đi nước bước mà nhóm cướp hành động trong tổng kho không gặp một chút khó khăn nào. Những tình tiết kho chứa thuốc ở chỗ nào, phía sau nhà bếp có hồ nước, khu vực nào trong kho để thuốc ngủ và những loại thuốc tân dược nhập khẩu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao… nhóm cướp đều tường tận. Từ đó cho thấy rất có thể nhóm cướp là người biết rất rõ về hoạt động của Tổng kho dược phẩm Cửu Long hoặc có nhân viên trong kho làm nội gián, tiếp tay cho nhóm cướp hành động.
Hướng điều tra được vạch ra, các chiến sĩ CA tiếp tục thẩm vấn sâu các con tin trong vụ án thì nhận được một thông tin bất ngờ từ nhân viên Lữ Lý Nữ. Theo lời khai của chị Nữ, khi nhóm cướp đang mải mê với việc tịch thu tài sản cá nhân trên người từng con tin thì Lê Thị Xích – Phó Tổng kho dược phẩm Cửu Long đã ghé vào tai Đỗ Thị Thu nói nhỏ: “Cắn dây chuyền ném vào vách nhà chớ bị cướp mà còn dây chuyền CA sẽ nghi”. Và sau khi được mở trói, Xích bảo với Thu: “Đừng khai với CA là Nguyễn Kim Hằng bị bắt, tội nghiệp nó trốn nghĩa vụ quân sự”.
Cơ quan chức năng dựng lại hiện trường cảnh nhóm cướp khống chế con tin . (Ảnh tư liệu tại Công an tỉnh Vĩnh Long)
Tình tiết này hé lộ nhiều nghi vấn, mặc dù các nhân viên được CA cho về nhưng vẫn bố trí người theo dõi nhất cử nhất động của từng người. Đồng thời, một nhóm chiến sĩ được phân công điều tra lai lịch của từng nhân viên trong Cty, tập trung vào 3 người chính là Lê Thị Xích, Đỗ Thị Thu và Nguyễn Kim Hằng.
Sau 18 ngày xảy ra vụ án, thông tin từ các trinh sát báo về cho biết, Hằng từng là thành viên một băng cướp xe máy tại Ngã Sáu - Sài Gòn. Băng cướp này có 13 tên, đã cướp 22 xe Honda bằng thủ đoạn dùng gái điếm mồi chài khách để cướp. Hằng bị bắt giam ở Tây Ninh và trốn trại. Từ nguồn tin này, trinh sát tập trung đấu tranh việc liên quan vụ cướp tổng kho thì Hằng khóc lóc kêu oan. Còn Lê Thị Xích từng móc nối với một số tên khác tuồn thuốc ra chợ đen thu lợi bất chính.
Với những biện pháp xét hỏi khôn khéo của trinh sát, sáng 2-3, Xích khai nhận: Trong thời gian làm tại tổng kho, Xích cùng Đỗ Thị Thu câu móc với một đối tượng tên Đoàn Văn Liêm đưa thuốc tây giả vào trong kho rồi tuồn thuốc thật ra ngoài còn Thu làm nhiệm vụ cảnh giới.
Từ lời khai của Xích, lực lượng chức năng tỉnh Cửu Long khi đó đã tiến hành truy bắt đối tượng Đoàn Văn Liêm, trú tại xã Tân Long Hội, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Nhận thấy đây là đối tượng buôn bán thuốc từ TP HCM về Vĩnh Long nên chắc chắn sẽ phải đi qua bến phà Mỹ Thuận nên một nhóm trinh sát được phân công cải trang thành nhân viên thu vé tại bến phà để bắt giữ Liêm.
Đúng như phán đoán, chiều 13-3-1981, Đoàn Văn Liêm trong bộ dạng lấm lét xuất hiện tại bến phà Mỹ Thuận, chuẩn bị qua sông đưa một lượng lớn thuốc giả về Vĩnh Long mà không hề biết rằng hành tung của y đang bị theo dõi. Khi Liêm đang ở trên phà sang sông thì có ba chiến sĩ CA cải trang tiến lại gần nhanh chóng khống chế, tóm gọn không cho Liêm kịp có cơ hội tẩu thoát. Ngay lập tức chiều 13-3, Liêm được đưa về xã Tân Long Hội, huyện Long Hồ để phục vụ cho công tác khám xét nơi ở.
Tại nhà Liêm, cơ quan chức năng thu được 1.000 viên ampicilin, 22 miếng vàng lá giả, dầu gió giả và 1 vỏ lãi (ghe hai đáy), 2 đồng hồ điện tử. Liêm cùng với bố và em trai bị bắt tạm giam ngay sau đó để điều tra về hành vi buôn bán thuốc giả. Còn việc Liêm có tham gia vụ cướp tổng kho dược hay mức độ liên quan thế nào cần phải có chứng cứ xác đáng.
Thuận lợi lúc này là chiếc đồng hồ điện tử tại nhà Liêm được cô Lữ Lý Nữ khẳng định là của mình bị bọn cướp lột sau khi bị trói. Hơn nữa, khi Liêm bị bắt, ông Hoài – người lái xe cho GĐ Tổng kho dược phẩm Cửu Long đến đổ xăng vào sáng ngày xảy ra vụ cướp nhận diện khẳng định với trinh sát là tên này cấp xăng cho ông vào rạng sáng mùng 4 Tết.
Nhân chứng vật chứng rõ ràng khiến Đoàn Văn Liêm không thể chối cãi. Đối tượng này nhanh chóng khai nhận mình chính là một trong những người tham gia vào nhóm cướp Tổng kho dược phẩm Cửu Long vào chiều tối 7-2. Nhưng Liêm không phải là chủ mưu mà người cầm đầu nhóm cướp này là Đoàn Văn Út, quê ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Các đối tượng còn lại trong nhóm là Đoàn Văn Voi, Đoàn Văn Hồng, Đoàn Thành Hiệp, Đoàn Ngọc Thới. Khẩn trương xác minh, trinh sát nắm được đối tượng Đoàn Văn Út đang lang thang tại Cần Thơ khu vực mà đối tượng này thường xuyên lui tới là bến Ninh Kiều. Còn Đoàn Thành Hiệp đang là học viên Quy hoạch ruộng đất của trường Nông nghiệp đang thực tập công tác tại xã Đông Thành, nhưng khi trinh sát đến nơi thì Hiệp đã bỏ trốn trước đó 5 ngày.
Một chiến lược được ban lãnh đạo CA tỉnh Vĩnh Long lập ra nhằm thu gọn mẻ lưới các đối tượng giết người, cướp của tại Tổng kho dược phẩm Cửu Long. Đầu tiên, những đối tượng là chỗ quen biết, thân cận với Đoàn Văn Út bị bắt để khai thác thông tin, đồng thời cũng để chặt đứt các vây cánh có thể giúp đỡ Út tẩu thoát. Rồi lần lượt Hiệp, Thới, Hồng, Voi cũng bị cơ quan chức năng truy quét khiến cho Út cảm thấy hoang mang mà mò về Cần Thơ tạm lánh.
Chiều 7-4-1981, Đoàn Văn Út từ Vĩnh Long qua phà sông Hậu về Ninh Kiều – Cần Thơ thì bị bắt giữ dù đã chống trả quyết liệt.
Đúng 24 ngày sau khi vụ giết người cướp của tại Tổng kho dược phẩm Cửu Long xảy ra, toàn bộ nhóm đối tượng tham gia trực tiếp vào vụ án và những đối tượng liên quan đều bị bắt giữ. Lúc này, một sự thật kinh hoàng đằng sau vụ cướp mới được biết tới. Đó là hàng trăm nghìn viên thuốc tân dược ở Tổng kho dược phẩm Cửu Long đã bị đánh tráo bởi số thuốc giả. Những số thuốc giả đó được đem đi phân phát cho từng cơ sở ở tỉnh Vĩnh Long. Điều đó có nghĩa hàng trăm nghìn người dân Vĩnh Long khi đó đã phải dùng một lượng lớn thuốc giả, kém chất lượng và có thể nguy hiểm tới tính mạng bất cứ lúc nào.
Vụ trọng án tại Tổng kho dược phẩm Cửu Long xảy ra đã 33 năm nhưng chưa lúc nào hết nóng bởi đó là hồi chuông báo động cho sự xuống cấp đạo đức, sự vô cảm của con người sẵn sàng bất chấp sức khỏe, tính mạng của hàng nghìn người dân để trục lợi cá nhân. Trong một phiên tòa đầu năm 1982, ngoài 2 đối tượng là Đoàn Văn Út, Đoàn Văn Liêm lãnh án tử hình, các tên còn lại cũng nhận những bản án nghiêm khắc của pháp luật.
Đoàn Văn