Nắm bắt đặc thù từng đối tượng, ngành nghề để tuyên truyền pháp luật hiệu quả
Tác giả của nhiều tiểu phẩm với nội dung tuyên truyền pháp luật
Là công chức Văn hóa- xã hội, tuyên truyền viên pháp luật, tôi ý thức được vai trò, trách nhiệm quan trọng của mình trong công tác tuyên truyền PBGDPL trên địa bàn là tuyên truyền đại chúng, không phải tuyên truyền cho từng đối tượng nhỏ lẻ. Những năm qua, tôi luôn tập trung cập nhật và nghiên cứu các văn bản pháp quy, các Nghị định, Thông tư có liên quan mật thiết đến đời sống xã hội ở địa phương để tuyên truyền trên đài truyền thanh phường tại chuyên mục “Tuyên truyền PBGDPL”, tuyên truyền trực quan bằng các khẩu hiệu, pano, tờ rơi; lồng ghép trong các buổi hội nghị, lễ hội…
![]() |
Anh Dương Văn Tân - UBND P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Tuyên truyền viên pháp luật đạt giải Nhất) |
Đặc biệt, tôi luôn chú trọng tuyên truyền pháp luật thông qua các tiểu phẩm sân khấu ngắn gọn, sinh động, tạo ấn tượng cho người dân. Trong 10 năm qua, tôi đã viết và dàn dựng hàng chục tiểu phẩm sân khấu (thời lượng khoảng 15 phút) tuyên truyền về: Bộ luật Dân sự, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Phòng, chống ma túy, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, Quy tắc ứng xử nơi công cộng…. Các tiểu phẩm sân khấu này được công diễn trong các liên hoan văn nghệ và các hội nghị ở địa phương; trong đó nhiều tiểu phẩm đã đạt giải cao trong các cuộc thi cấp quận và TP.
Trong những năm tới, tôi sẽ tiếp tục phát huy các hình thức tuyên truyền ở địa phương nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền PBGDPL trong nhân dân, trong đó sẽ tập trung tuyên truyền thêm về Quy tắc ứng xử nơi công cộng do UBND TP ban hành, Luật Quảng cáo, Luật Đất đai, Pháp lệnh 34 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn…
Tạo mọi điều kiện để giáo dục pháp luật cho học sinh khẳng định
Với vai trò là cán bộ quản lý, tôi cùng tập thể BGH nhà trường luôn xác định: Một học sinh không có hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật thì sẽ không thể nào trở thành người có ích cho xã hội. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của BGH, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm PBGDPL tới giáo viên, học sinh ngay từ đầu năm học dưới nhiều hình thức.
Tổ chức trao đổi chuyên môn, tập huấn kiến thức pháp luật, đổi mới phương pháp dạy cho giáo viên dạy GDCD; tăng cường ứng dụng CNTT để cung cấp các hình ảnh, sự việc, con người thật, liên quan đến bài dạy, tránh sự nhàm chán, tạo hứng thú cho học sinh.
![]() |
Chị Phạm Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh, Q.Đống Đa (Báo cáo viên đạt giải Nhất) |
Mời chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng xã hội, công an tham gia tọa đàm, nói chuyện chuyên đề pháp luật cho học sinh.
Yêu cầu phụ huynh và học sinh kí cam kết thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, thực hiện đúng nội quy trường, lớp; xử lí triệt để, uốn nắn kịp thời đối với những hành vi, biểu hiện lệch chuẩn của học sinh trong trường học.
Xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho học sinh, thực hiện theo hình thức luân phiên giữa các lớp vào giờ chào cờ đầu tuần. Khuyến khích cách làm hay, sáng tạo, sinh động của các lớp, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và trang phục, đạo cụ cho học sinh tham gia. Xây dựng “CLB pháp luật”, “Tủ sách pháp luật” nhằm đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đến học sinh và bước đầu có những thành công đáng ghi nhận.
![]() |
Chị Vũ Lan Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm, báo cáo viên pháp luật huyện Gia Lâm (Báo cáo viên đạt giải Ba cuộc thi) |
Đẩy mạnh việc ứng dụng mạng xã hội để nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật
Năm 2020, tôi đã trực tiếp làm báo cáo viên tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân gia đình, Luật An toàn thực phẩm và Luật Trẻ em tại 22/22 xã, thị trấn; chỉ đạo duy trì sinh hoạt 5 CLB “Phụ nữ với pháp luật”, 3 nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật và thành lập mới 10 CLB gia đình nói không với bạo lực.
Hội đã tự biên soạn và gửi qua mạng lưới nhóm zalo của tổ chức Hội 05 tài liệu tuyên truyền; phối hợp với Phòng Tư pháp huyện biên soạn tài liệu tuyên truyền về những quy định mới của pháp luật có hiệu lực thi hành trong năm 2020 để đăng tải trên trang Facebook của Hội.
Thời gian tới, Hội LHPN huyện Gia Lâm xác định đổi mới nội dung, thức tuyên truyền. Hội dự định phối hợp với Phòng Tư pháp và Trung tâm VHTT&TT huyện mở Chuyên mục PBGDPL cho hội viên phụ nữ trên Cổng thông tin điện tử, chia sẻ trên trang fanpage của Hội. Tiếp tục duy trì việc xây dựng video clip các tiểu phẩm tuyên truyền và gửi đến 100% chi hội phụ nữ trực thuộc; duy trì sinh hoạt của các CLB, nhóm phụ nữ nòng cốt; tăng cường việc đối thoại, trao đổi giữa báo cáo viên với người nghe tại các Hội nghị tuyên truyền.
Tập trung tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, những quy định về việc xây dựng nhà ở dân cư, về bảo vệ môi trường, văn minh đô thị… để hướng tới chủ trương phấn đấu đến năm 2025, Gia Lâm sẽ trở thành đơn vị hành chính cấp quận.
Linh Anh
- Quý I - 2021, Bộ Tư pháp đã thi hành xong 178.437 án dân sự
- CSDL quốc gia về Bảo hiểm gồm 9 nhóm thông tin
- Xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy
- Hà Nội thành lập 2 đoàn kiểm tra đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
- Hà Nội đẩy mạnh thực hiện liên thông thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực
- Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC