Ngành nào xét tuyển bằng hình thức phỏng vấn?
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa công bố 6 phương thức tuyển sinh năm 2021Trường ĐH Bách khoa TPHCM vừa công bố 6 phương thức tuyển sinh năm 2021
PGS.TS Bùi Hoài Thắng- Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách Khoa TPHCM cho biết: Phương thức này áp dụng cho tuyển sinh chương trình Chất lượng cao (học bằng tiếng Anh), đối với các thí sinh chuyển tiếp nước ngoài.
Mục đích của phỏng vấn là để xác định rõ năng lực học ngành mà thí sinh dự tuyển, lộ trình và kế hoạch chuyển tiếp nước ngoài, tính chín chắn và khả năng chuyển tiếp, năng lực tài chính, ...
Các ngành có tuyển sinh bằng phương thức này đang tạm thời giới hạn ở các ngành trường đang có hợp tác với các trường trên thế giới như ngành: Công nghệ Thông tin (nhóm ngành); Kỹ thuật Điện – Điện tử; Kỹ thuật Cơ Điện tử; Kỹ thuật Xây dựng; Kỹ thuật Dầu khí; Kỹ thuật Hóa học; Kỹ thuật Hóa Dược (chuyên ngành); Kỹ thuật Môi trường; Quản trị Kinh doanh (chuyên ngành); Công nghệ Thực phẩm/ Khoa học Thực phẩm.
Về lưu ý cho các thí sinh nếu chọn phương thức phỏng vấn của trường, PGS.TS Bùi Hoài Thắng cho biết: Nhà trường sẽ công bố chi tiết cách thức nộp hồ sơ sau, trên website tuyển sinh của trường.
Cơ bản là thí sinh cần nộp hồ sơ dự tuyển kèm các minh chứng về năng lực học tập (học bạ, chứng chỉ tiếng Anh, ...), bài luận nêu rõ mục tiêu học ngành mà thí sinh dự tuyển, lộ trình và kế hoạch chuyển tiếp nước ngoài, thuyết phục về khả năng chuyển tiếp, minh chứng về năng lực tài chính, ...
PGS TS Bùi Hoài Thắng cho biết: Trường sẽ lập hội đồng chuyên môn để phỏng vấn nhằm xác định ứng viên phù hợp. Thí sinh cũng nên chuẩn bị sẵn tinh thần phỏng vấn để buổi phỏng vấn thành công.
|
Hội đồng Tuyển sinh Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng công bố Đề án tuyển sinh đại học chính quy và đại học liên kết quốc tế dự kiến năm 2021.
Năm 2021, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tiếp tục tuyển sinh hệ đại học chính quy với 7 ngành đào tạo: Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Luật Kinh tế và Ngôn ngữ Anh. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 3280, bao gồm 3 chương trình đào tạo:
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn là phương thức tuyển sinh chủ yếu, chiếm khoảng gần 80% chỉ tiêu, áp dụng cho 1925 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chuẩn, 570 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao, 80 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng.
Các phương thức mới được áp dụng trong năm 2020 vẫn tiếp tục được duy trì và tăng lên so với năm trước:
+ Phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của Trường chiếm khoảng 12% tổng chỉ tiêu tuyển sinh, bao gồm: 290 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao và 85 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng.
+ Phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức chiếm khoảng 8% chỉ tiêu chuyển sinh áp dụng cho 240 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chuẩn và 90 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao.
Riêng chương trình liên kết quốc tế áp dụng phương thức xét kết quả học tập THPT kết hợp phỏng vấn.
![]() | Tuyển sinh năm 2021: Vẫn ưu tiên phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT Các trường ĐH trên cả nước bắt đầu công bố phương án tuyển sinh năm 2021. Phương thức xét bằng điểm thi THPT vẫn được ... |
![]() | Tuyển sinh năm 2021: Nhiều trường ĐH chủ động mở thêm nhóm ngành mới Theo đề án tuyển sinh năm 2021 của các trường ĐH mới công bố, có nhiều ngành mới được mở, trong đó, có cả nhóm ... |
T.Fan
- Anh Nguyễn Ngọc Mạnh đi vào tiết kỹ năng sống của học sinh
- Lịch thi tuyển viên chức giáo dục của Hà Nội
- Thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1: Bộ GD&ĐT khẳng định không bắt buộc
- Thí điểm dạy tiếng Hàn và Đức ở chương trình giáo dục phổ thông
- Gần 400 học sinh Hà Nội đang cách ly khi nào trở lại trường?
- Thi tốt nghiệp THPT năm 2021: “Ổn định” và không chủ quan