Điện thoại: 0243 354 1631 | Đường dây nóng: 0988811123
Email: [email protected]
Báo điện tử Pháp Luật & Xã hội
huong-toi-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang
  • Tin tức
    Góc nhìn Đang nóng Chính trị Quốc tế Giáo dục Chính sách mới
  • Pháp luật
    Tin án Tố tụng Nhật kí 141
  • Xã hội
    Sự kiện Gia đình Việc tốt Tư pháp Cộng đồng mạng
  • Bạn đọc
    Phản ánh - phóng sự Hồi âm Tư vấn pháp luật
  • Kinh tế
    Doanh nghiệp Thị trường Bất động sản Tiêu dùng
  • Giải trí
    Văn hóa Showbiz Du lịch - Khám phá
  • Sức khỏe - môi trường
    Y tế Môi trường sống Ăn - uống Làm đẹp
  • Giao thông - Đô thị
    Vấn đề - dư luận ATGT Góc phố
  • Thể thao
    Trong nước Thế giới Ngôi sao
  • TV
    Tình huống pháp lý Đời sống - Kinh tế Làm báo với PLXH
  • cải chính
  • tiêu điểm
Giao thông - Đô thị Vấn đề - dư luận
Thứ năm 28/01/2021 02:23

Nhiều đại biểu có ý kiến về việc tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật

Cập nhật: 08:12 | 17/11/2020
Ngày 16-11, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Vấn đề tách một phần phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) để xây dựng thêm Luật Bảo đảm trật tự an toàn GTĐB đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu.

Đại biểu không hiểu vì sao tách thành hai luật!

Trong phiên thảo luận, hầu hết các đại biểu phát biểu ý kiến như Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội), Cao Văn Trọng (Bến Tre), Bùi Văn Xuyền (Thái Bình), Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng), Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre)… đều cơ bản tán thành việc cần thiết phải sửa Luật GTĐB, nhưng phản đối việc tách thành hai luật đang trình Quốc hội như hiện nay: Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đồng thời, nhiều đại biểu cũng không tán thành việc chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sang Bộ Công an.

Đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) cho rằng, dự án Luật GTĐB sửa đổi chưa tuân thủ quy trình của Luật ban hành VBQPPL, một số chính sách chưa được đánh giá tác động, ví dụ như đánh giá đào tạo cấp giấy phép lái xe (GPLX) không chỉ ra bất cập, báo cáo tổng kết 10 năm thi hành cũng không chỉ ra việc bất cập phải sửa đổi, bổ sung, chuyển cơ quan khác cấp phép, sát hạch.

Theo đại biểu, trong chương trình xây dựng, pháp lệnh năm 2020 được thông qua tên luật là Luật GTĐB sửa đổi, nay tách thành hai luật, nhưng chưa có báo cáo Quốc hội đầy đủ. Từ nay đến kỳ họp thứ 11, thời gian không nhiều, chỉ còn 3 tháng, trong khi đây là vấn đề lớn nên theo đại biểu, nên cần để dự án luật này trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định cho kỹ lưỡng.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cùng quan điểm với nhiều đại biểu không đồng tình tách thành hai luật và cho rằng Chính phủ trình dự án này trong điều kiện gấp rút, bản thân Chính phủ cũng không quyết cụ thể mà 50/50, đưa ra hai phương án và chuyển cho Quốc hội thảo luận. Dự án trình rất sát kỳ họp, nên để lại sang khóa XV để làm cho bài bản. “Việc tách hai luật ra tôi không đồng tình”, đại biểu nhấn mạnh.

Theo đại biểu, Luât GTĐB điều chỉnh về kết cấu hạ tầng GTĐB, phương tiện GTĐB, người tham gia giao thông và quy tắc tham gia giao thông. 4 thành tố này gắn kết chặt chẽ với nhau, hướng tới mục đích đảm bảo trật tự ATGT, nên nếu tách ra trở nên khô cứng và vô nghĩa, ví dụ xây cầu mà không tính đến người tham gia giao thông, lưu thông, yếu tố an toàn… thì không có ý nghĩa.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền phân tích, một số luật đã tách ra, do phạm vi điều chỉnh có thể tách được, còn luật này khác, rất khó đảm bảo tính thống nhất, rành mạch trong phạm vi điều chỉnh. Nếu tách, hệ quả là Luật GTĐB không còn đầy đủ ý nghĩa là GTĐB nữa, tên gọi Luật bảo đảm TTATGT cũng không chính xác, vì bảo đảm ATGT không chỉ với người tham gia giao thông mà cả kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện tham gia giao thông… “Nếu hai cơ quan ngồi với nhau để xác định cái gì thuộc luật nào điều chỉnh là vô cùng khó”, đại biểu nói.

nhieu dai bieu co y kien ve viec tach luat giao thong duong bo thanh hai luat
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: P.Thảo

Thu phí theo cơ chế giá chứ không phải thu giá!

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho biết, ông không hiểu sao lại tách Luật GTĐB thành 2 luật, vì đối tượng, phạm vi điều chỉnh hai luật hầu như trùng nhau và bày tỏ đồng tình với nhiều ý kiến khác, cần xem lại việc tách hai luật này.

Đại biểu Hoàng Văn Cường đề cập đến qui định phí sử dụng đường bộ, cho rằng nếu không qui định phí sử dụng đường cao tốc riêng sẽ phát sinh bất bình đẳng giữa địa phương được sử dụng với địa phương không, giữa người dân được sử dụng với người không sử dụng đường cao tốc. Những địa phương được đầu tư đường cao tốc thì được hưởng lợi nhiều hơn, nên phải trả phí hưởng lợi nhiều hơn đó.

Để đảm bảo công bằng giữa những người sử dụng đường cao tốc và không, đại biểu cho rằng, qui định người sử dụng phải trả phí là bình đẳng. Đi kèm thu phí, phải qui định có công trình song hành để người dân lựa chọn, như đường dân sinh khác, để người nào cần nhanh, tiện lợi thì trả phí, đi cao tốc, còn không thì chọn đường song hành.

Về thu phí đường cao tốc, đại biểu Hoàng Văn Cường lưu ý, Dự luật quy định thu giá đường cao tốc là không phù hợp, mà quy định rõ là “thu phí theo cơ chế giá, chứ không phải thu giá”.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) nêu quan điểm, việc soạn thảo luật, làm luật là cho người dân. Mà đối tượng chịu sự điều chỉnh trong Bộ luật Giao thông đường bộ chủ yếu thuộc về hai nhóm đối tượng. Nhóm 1 là người dân tham gia giao thông, nhóm 2 là những DN sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để phục vụ mục đích kinh doanh…

Vì vậy theo đại biểu Nghĩa, qua tham khảo ý kiến của người dân thì ông thấy rằng không nên tách vấn đề an toàn giao thông thành một bộ luật riêng. Đối với người dân, khi dùng 1 bộ luật sẽ tiện lợi cho họ, còn đối với các cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật, từ CA kiểm soát giao thông đến kiểm sát, tòa án… thì một bộ luật GTĐB đủ các yếu tố hợp thành cũng sẽ thuận lợi cho việc chấp hành của người dân và xử lý của các cơ quan chức năng.

Đại biểu Nghĩa nhấn mạnh, đặc biệt không nên chuyển việc cấp giấy phép lái xe sang cho Bộ Công an vì sẽ gây ra rất nhiều những xáo trộn và những tốn kém không cần thiết.

“Hiện nay, nên tăng cường phương tiện, công cụ, hiệu quả của lực lượng CA với tư cách là vũ trang tăng cường an ninh, trật tự xã hội… là hết sức cần thiết theo tinh thần của Nghị quyết 17. Do đó không nên giao thêm cho lực lượng vũ trang những công việc của các bộ khác. Đề nghị Chính phủ cần có biện pháp chấn chỉnh những yếu kém trong việc quản lý giao thông đường bộ nói chung và việc cấp giấy phép nói riêng do Bộ Giao thông đảm trách”, ông nói.

Không chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe!

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) nhấn mạnh, việc chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe mô tô, ô tô từ Bộ GTVT sang Bộ Công an là chưa thuyết phục vì hai lý do. Trong đó, từ năm 1995, Bộ GTVT nhận nhiệm vụ quản lý cấp giấy phép lái xe từ Bộ Công an sang. Khi đó, cả nước có 127 cơ sở đào tạo lái xe, cơ sở vật chất còn thiếu thốn; đến nay đã có 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô, 339 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 135 trung tâm sát hạch lái xe ô tô đã được xã hội hóa 100% với cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu, phù hợp với thực tiễn.

Ngành GTVT đã và đang triển khai đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại trong việc cấp, đổi, quản lý giấy phép lái xe và thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Như vậy, về cơ bản, ngành GTVT đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Trước ý kiến cho rằng vấn đề tồn tại trong quản lý, sát hạch cấp giấy phép lái xe là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông nên cần chuyển thẩm quyền cấp sang Bộ Công an, ông Sinh dẫn lại số liệu thống kê. Theo đó cho thấy số người chết do tai nạn giao thông tính trên 100 nghìn giấy phép lái xe được cấp lại tiếp tục giảm. Cụ thể, năm 1995 là 691 người thì năm 2020, ước chỉ còn 15 người.

Mặt khác, qua thống kê, phân tích các vụ tai nạn giao thông cho thấy nguyên nhân chính của các vụ tai nạn này là ý thức của người tham gia giao thông, ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông gây ra. Có đến 90% các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đối với người điều khiển phương tiện giao thông có giấy phép lái xe từ 7-10 năm…

Không những thế, ngành GTVT có khoảng 2.200 cán bộ công chức, viên chức đang làm nhiệm vụ cấp giấy phép lái xe. Trường hợp chuyển sang Bộ Công an thì phải sắp xếp cho lực lượng lao động này. Về phía Bộ Công an, phải bổ sung lực lượng để tiếp nhận nhiệm vụ. Tương tự là cơ sở vật chất kỹ thuật hàng nghìn tỷ đồng của ngành GTVT có nguy cơ bị lãng phí, còn ngành CA lại phải đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, dẫn đến tốn kém cho ngân sách Nhà nước.

Hơn nữa, thực tế hiện nay có rất nhiều văn bằng, chứng chỉ giả, kể cả tiền giả. Do đó, giấy phép lái xe, hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân cũng không phải là ngoại lệ. Nếu cứ văn bằng, chứng chỉ giả đang thuộc trách nhiệm cơ quan này lại chuyển sang cơ quan khác quản lý sẽ gây rối loạn xã hội.

Từ những phân tích trên, đại biểu Sinh đề nghị Quốc hội xem xét không chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe mô tô, ô tô từ Bộ GTVT sang Bộ Công an và tán thành với nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội khác là không tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 Luật như đề xuất của Chính phủ.

Phương Thảo – Ngọc Dung

Báo điện tử Pháp luật & Xã hội
tin mới hơn
  • Bộ GTVT yêu cầu rà soát, sửa chữa hư hỏng các tuyến cao tốc
    Bộ GTVT yêu cầu rà soát, sửa chữa hư hỏng các tuyến cao tốc
  • Chính thức chạy thử nghiệm đoàn tàu đầu tiên tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
    Chính thức chạy thử nghiệm đoàn tàu đầu tiên tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
  • Hà Nội: Đề xuất phát triển xe buýt điện giảm ô nhiễm môi trường
    Hà Nội: Đề xuất phát triển xe buýt điện giảm ô nhiễm môi trường
  • Xử phạt nghiêm các phương tiện quá tải lưu thông qua cầu Thăng Long
    Xử phạt nghiêm các phương tiện quá tải lưu thông qua cầu Thăng Long
tin đã đăng
  • Cuối năm, áp lực giao thông từ “xe dù, bến cóc”
  • Hoàn thiện và khắc phục các bất cập của hệ thống thu phí tự động không dừng
  • Những điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
  • Gỡ vướng giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông
  • Giảm giá vé cho trẻ em đi tàu Tết Nguyên đán 2021
  • Siết chặt quản lý chất lượng công trình, an toàn - vệ sinh lao động trong thi công xây dựng
Xem thêm
cong-ty-co-phan-sdh
  • bảng giá dịch thuật
  • sim tam hoa kép
  • Viettimes tin tức kinh tế mới nhất
Pháp luật
  • Triệt xóa đường dây lô đề qua mạng xã hội với số tiền 23 tỷ đồng
    Triệt xóa đường dây lô đề qua mạng xã hội với số tiền 23 tỷ đồng
  • Người dân tự giác giao nộp nhiều loại vũ khí và pháo nổ
    Người dân tự giác giao nộp nhiều loại vũ khí và pháo nổ
  • Công an phường tóm gọn 2 đối tượng sau tiếng tri hô của người dân
    Công an phường tóm gọn 2 đối tượng sau tiếng tri hô của người dân
Xã hội
  • Triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
    Triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
  • Đẩy mạnh tuyên truyền về kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
    Đẩy mạnh tuyên truyền về kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc
    Hà Nội tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc
Bạn đọc
  • Đan phượng, Hà Nội: Đất gia đình bỗng biến thành vườn hoa công cộng
    Đan phượng, Hà Nội: Đất gia đình bỗng biến thành vườn hoa công cộng
  • Phường Trần Hưng Đạo: Hơn 5 năm không xử lý nổi một công trình vi phạm?
    Phường Trần Hưng Đạo: Hơn 5 năm không xử lý nổi một công trình vi phạm?
  • Đội TTKS đường thủy số 1 giữ phương tiện không đúng luật?
    Đội TTKS đường thủy số 1 giữ phương tiện không đúng luật?
Kinh tế
  • Kéo dài thời gian hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đến hết năm 2021
    Kéo dài thời gian hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đến hết năm 2021
  • Thủ tướng chỉ đạo công tác điều hành giá năm 2021
    Thủ tướng chỉ đạo công tác điều hành giá năm 2021
  • Hà Nội công khai danh sách 500 doanh nghiệp nợ BHXH
    Hà Nội công khai danh sách 500 doanh nghiệp nợ BHXH
Giải trí
  • Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên qua đời ở tuổi 82
    Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên qua đời ở tuổi 82
  • Hai “vựa muối” mới của Táo Quân 2021
    Hai “vựa muối” mới của Táo Quân 2021
  • Táo Quân 2021 sẽ có những nội dung gì?
    Táo Quân 2021 sẽ có những nội dung gì?
Sức khỏe môi trường
  • Quán triệt thực hiện nghiêm phòng, chống dịch bệnh trong tổ chức lễ hội
    Quán triệt thực hiện nghiêm phòng, chống dịch bệnh trong tổ chức lễ hội
  • Ngày 27-1 không ghi nhận ca nhiễm Covid-19
    Ngày 27-1 không ghi nhận ca nhiễm Covid-19
  • Hà Nội triển khai các nhiệm vụ bảo đảm an toàn nông sản dịp Tết và lễ hội Xuân 2021
    Hà Nội triển khai các nhiệm vụ bảo đảm an toàn nông sản dịp Tết và lễ hội Xuân 2021
Thể thao
  • Viettel rơi vào bảng "tử thần" tại AFC Champions League
    Viettel rơi vào bảng "tử thần" tại AFC Champions League
  • Hà Nội FC và Sài Gòn FC “dễ thở” tại AFC Cup
    Hà Nội FC và Sài Gòn FC “dễ thở” tại AFC Cup
  • Chelsea chính thức có “thuyền trưởng” mới
    Chelsea chính thức có “thuyền trưởng” mới
  • Tin tức
  • Pháp luật
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Kinh tế
  • Giải trí
  • Sức khỏe - môi trường
  • Giao thông - Đô thị
  • Thể thao
  • TV
  • tiêu điểm
Báo điện tử Pháp Luật & Xã hội
Trụ sở tòa soạn: Số 221 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 02433541431 Đường dây nóng: 0988811123
Email: [email protected]
Liên hệ quảng cáo: 0989188870
Based on MasterCMS Ultimate Edition v2.8 2018
Copyright 2013 - BÁO ĐIỆN TỬ PHÁP LUẬT & XÃ HỘI
Cơ quan chủ quản: Sở Tư pháp Hà Nội
Giấy phép: số 464GP/BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 29/11/2013
Tổng Biên tập: Nguyễn Xuân Khánh
Trưởng phòng Thư ký tòa soạn: Đỗ Thị Phương Hoa
Mobile Version