Điện thoại: 0243 354 1631 | Đường dây nóng: 0988811123
Email: [email protected]
Báo điện tử Pháp Luật & Xã hội
  • Tin tức
    Góc nhìn Đang nóng Chính trị Quốc tế Giáo dục Chính sách mới
  • Pháp luật
    Tin án Tố tụng Nhật kí 141
  • Xã hội
    Sự kiện Gia đình Việc tốt Tư pháp Cộng đồng mạng
  • Bạn đọc
    Phản ánh - phóng sự Hồi âm Tư vấn pháp luật
  • Kinh tế
    Doanh nghiệp Thị trường Bất động sản Tiêu dùng
  • Giải trí
    Văn hóa Showbiz Du lịch - Khám phá
  • Sức khỏe - môi trường
    Y tế Môi trường sống Ăn - uống Làm đẹp
  • Giao thông - Đô thị
    Vấn đề - dư luận ATGT Góc phố
  • Thể thao
    Trong nước Thế giới Ngôi sao
  • TV
    Tình huống pháp lý Đời sống - Kinh tế Làm báo với PLXH
  • cải chính
  • tiêu điểm
Xã hội Gia đình
Thứ sáu 16/04/2021 00:10

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cả nam và nữ đang là nạn nhân của các "khuôn mẫu giới"

Cập nhật: 15:21 | 05/03/2021
Dựa trên việc khám phá chiều sâu lịch sử của vấn đề vai trò giới ở Việt Nam và làm lộ ra những tiếng nói “thì thào” trên các không gian mạng xã hội ẩn danh, nghiên cứu của ECUE, với sự hỗ trợ của Investing in Women, một sáng kiến của chính phủ Úc, Khuôn mẫu giới và vấn đề việc làm: Một nghiên cứu về giới trẻ Việt Nam đương đại qua các thảo luận trên báo chí và mạng xã hội (do nhóm tác giả Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình và Nguyễn Minh Huyền tiến hành và hoàn thành tháng 1-2021) đã chỉ ra nguyên nhân không phải từ giới nam hay giới nữ, mà gốc rễ của bất bình đẳng là sự trói buộc của các khuôn mẫu giới trong xã hội Việt Nam truyền thống và đương đại.

Bình đẳng giới là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong đời sống xã hội nhiều thập kỷ qua, nhưng những nỗ lực đấu tranh vì bình đẳng giới vẫn gặp nhiều thách thức. Một mặt, các nghiên cứu và nỗ lực giải quyết vấn đề bình đẳng giới chủ yếu được nhìn từ lát cắt đồng đại mà thiếu cái nhìn có tính lịch sử, mặt khác vấn đề bình đẳng giới được nhìn chủ yếu từ mỗi giới (chủ yếu từ góc độ của phụ nữ) mà thiếu việc hiểu biết quan điểm thực sự của nam giới trong xã hội đương đại, cũng như nguyên nhân thực sự phía sau của bất bình đẳng.

Theo các nhà nghiên cứu, đặc tính giới và đi kèm với đó là vai trò giới được xem như là “tiền định”, “thiên chức”, “tạo hoá”, là “số phận” mà mỗi người đều có. Là phụ nữ, với những đặc tính sinh học nhất định sẽ phù hợp sẽ với vị trí chăm sóc và giúp đỡ, nam thông minh, lý trí, quyết đoán nên phù hợp vai trò trụ cột và định hướng. Niềm tin có tính văn hoá này khiến cả đàn ông và phụ nữ đều chấp nhận những khuôn mẫu giới này một cách mặc định, không phản kháng và cố gắng để hoàn thành “thiên chức” cũng như trách nhiệm gắn với thiên chức đó của mình.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cả nam và nữ đang là nạn nhân của các
Các diễn giả tại tọa đàm

Các chia sẻ về giới trên diễn đàn mạng xã hội dù của đàn ông hay đàn bà, đều liên quan đến các mối quan hệ hôn nhân, hoặc kỳ vọng tiến tới hôn nhân, và trong các mối quan hệ nghĩa vụ cả với thế hệ trước (bố mẹ, tổ tiên) và cả thế hệ sau (con cái). Khuôn mẫu vai trò giới ở Việt Nam, vì vậy là những khuôn mẫu được đảm bảo để duy trì đời sống gia đình (nam là trụ cột gia đình, nữ chăm sóc và nội trợ).

Từ trong gia đình, khuôn mẫu giới được khúc xạ ra ngoài xã hội, chi phối thế ứng xử của cả nam và nữ trong mọi khía cạnh, đồng thời tạo nên định kiến về sự “phù hợp” của đàn ông hay đàn bà trong nghề nghiệp và thăng tiến. Sự thành công của đàn ông được đo lường bằng sự thăng tiến và thu nhập, còn sự thành công của phụ nữ là con cái khoẻ mạnh và chồng thành đạt. Nam chọn công việc dù không phù hợp nhưng có lương cao để gánh vác vai trò trụ cột, nữ chọn công việc có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình. Những đặc tính giới này trong công việc được nhập tâm bởi cả các nhà tuyển dụng và của cả những người đi xin việc, khiến cho cơ hội việc làm của cả nam và nữ bị giới hạn

Nền kinh tế thị trường cạnh tranh đi cùng với những giá trị mới. Vì sự nghiệp và thành đạt được quy chiếu bởi tài sản và tiền tệ, nên vai trò làm trụ cột gia đình trở nên nặng nề nhất đối với người đàn ông từ trước đến nay. Sự suy giảm hỗ trợ cộng đồng cũng làm vai trò chăm sóc con cái của người phụ nữ nặng nề hơn. Bên cạnh đó, những giá trị mới và đòi hỏi về sự thành đạt, hoài bão, sự nghiệp trở thành áp lực nặng nề hơn cho cả hai giới trong sự xung đột giữa giá trị cá nhân và nỗ lực hoàn thành hoàn thành vai trò giới.

Khuôn mẫu giới khiến các định kiến giới được xem là “tự nhiên” và sự phân công lao động gắn với định kiến giới được xem là “hợp lý”. Mặc dù đã xuất hiện xu hướng gỡ bỏ các khuôn mẫu trong giới trẻ, nhưng phần đông cả hai giới đều nhập tâm trách nhiệm của mình nên khi người đàn ông và đàn bà không đáp ứng được vai trò truyền thống được trông đợi (phụ nữ hoặc không hoàn thành trách nhiệm chăm sóc gia đình hoặc quá thành đạt ngoài xã hội, đàn ông hoặc không kiếm được nhiều tiền để làm trụ cột kinh tế hoặc quá tham gia vào các công việc nhà) thì đều bị dằn vặt, hoặc phải trả giá (ly hôn), hay bị các “trừng phạt xã hội” (châm biếm, mỉa mai…).

Khuôn mẫu giới đề cao vai trò trụ cột của đàn ông đã khiến người đàn ông phải gồng mình để mang chiếc mặt nạ nam tính ngoài xã hội, nhưng ở không gian mạng xã hội ẩn danh, những áp lực chất chứa của người đàn ông được thể hiện cực đoan một cách bất ngờ. Thái độ phản đối bình đẳng giới của nam giới, coi đó là sự bất công với đàn ông, phản ánh nhiều vấn đề của áp lực xã hội hiện nay đối với đàn ông vẫn còn chưa được khám phá. Việc “tháo khuôn”, cởi bỏ những khuôn mẫu giới đang đè nặng lên thực hành làm đàn ông và làm đàn bà là cần thiết, vì một xã hội Việt Nam bình đẳng.

Cũng tại nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các vận động xã hội và chính sách phải nhắm đến thủ phạm của bất bình đẳng giới là khuôn mẫu giới chứ không phải do giới này hay giới kia gây ra. Sự lựa chọn nghề nghiệp của nam và nữ hiện nay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và khát vọng cá nhân mà còn bị chi phối bởi các rào cản có tính cấu trúc bị ảnh hưởng bởi khuôn mẫu giới (chính sách vĩ mô, nhận thức của xã hội và của nhà tuyển dụng, và những ràng buộc có ý nghĩa văn hoá khác). Nếu các thảo luận xã hội, thậm chí các giải pháp chỉ tập trung vào phụ nữ có thể dẫn đến việc ngầm định nam giới là thủ phạm hoặc nam giới bị bỏ rơi trong tiến trình thúc đẩy bình đẳng giới.

Chính vì vậy, các chiến dịch vận động xã hội và chính sách nên tập trung chỉ ra cả nam và nữ đang là nạn nhân của các khuôn mẫu giới. Khi có “đích ngắm” chung (là khuôn mẫu giới) thì việc có cả nam giới và phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề chung sẽ khả thi và hiệu quả hơn.

Các thảo luận trên mạng xã hội về bình đẳng giới đang tập trung vào việc phân công công việc (ai làm gì, làm nhiều hay ít, việc nặng hay nhẹ, việc quan trọng hay không quan trọng, việc phù hợp hay không phù hợp). Sự so sánh này rất khó đồng thuận vì nó phụ thuộc vào bối cảnh của từng gia đình và cảm nhận của từng cá nhân nên dẫn đến những căng thẳng và bế tắc khi tìm giải pháp.

Chính vì vậy, thúc đẩy bình đẳng giới không nên là khuyến khích phụ nữ phấn đấu theo những tiêu chuẩn thành công của nam giới, cũng như bình đẳng giới trong lao động và nghề nghiệp không nhất thiết khuyến khích phụ nữ làm những công việc như nam giới, vì điều đó sẽ chỉ làm tăng lên gánh nặng cho phụ nữ trong bối cảnh những nền tảng có tính cấu trúc của xã hội chưa dễ thay đổi.

Bình đẳng giới là vấn đề có tính quan hệ và cấu trúc vì vậy các can thiệp cần dựa trên những hiểu biết sâu sắc quan điểm của cả hai giới, đồng thời có những cân nhắc đánh giá được các “trừng phạt xã hội - social punishments” của việc phá bỏ khuôn mẫu giới đối với các cá nhân (nằm trong mối quan hệ).

Nghiên cứu cho thấy các tính toán liên quan đến lựa chọn công việc hoặc cơ hội thăng tiến bị ảnh hưởng nhiều bởi khuôn mẫu giới áp xuống gia đình. Các trừng phạt xã hội cho những trường hợp vượt thoát ra khỏi các khuôn mẫu giới cũng xuất phát từ gia đình rất nhiều.

Các can thiệp thúc đẩy tự do lựa chọn nghề nghiệp hay thăng tiến không thể bỏ qua các can thiệp ở cấp độ gia đình. Cụ thể, các chiến dịch vận động nên thúc đẩy các cá nhân coi trọng chất lượng của các mối quan hệ trong gia đình dựa trên sự thấu hiểu, tôn trọng, tự do lựa chọn hơn là tuân thủ các khuôn mẫu giới.

Điều này giúp các thành viên trong gia đình khi ủng hộ hay ngăn cản một quyết định học tập, lựa chọn công việc, phấn đấu thăng tiến của vợ hoặc chồng, con trai hoặc con gái sẽ dựa trên các giá trị tự do, bình đẳng hơn là sự tuân thủ khuôn mẫu giới áp lên họ.

Xuân Thanh

Báo điện tử Pháp luật & Xã hội
tin mới hơn
  • Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam
    Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam
  • Hà Nội nỗ lực đẩy lùi vấn nạn tảo hôn
    Hà Nội nỗ lực đẩy lùi vấn nạn tảo hôn
  • “Thế giới song song”
    “Thế giới song song”
  • Hàng rào bảo vệ trẻ em tốt nhất chính là cha mẹ
    Hàng rào bảo vệ trẻ em tốt nhất chính là cha mẹ
tin đã đăng
  • Đến năm 2025, bảo đảm không còn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số
  • Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá ứng xử tốt đẹp trong gia đình
  • Hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc
  • Thực hư thông tin “từ 10-3, sinh con một bề được hỗ trợ mua BHYT, miễn giảm học phí”
  • Nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng và xóa bỏ bạo lực giới
  • “Siêu nhân trường Ams” và niềm đam mê trở thành nhà Vật lý
Xem thêm
bau-cu-quoc-hoi-khoa-xv-va-hdnd-cac-cap
cong-ty-co-phan-sdh
  • Shop quà tặng Legonna
  • Viettimes tin tức kinh tế mới nhất
Tin tức
  • Các xu hướng lớn trên thế giới hậu Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
    Các xu hướng lớn trên thế giới hậu Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam
    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam
  • Triển khai đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đáp ứng đổi mới giáo dục
    Triển khai đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đáp ứng đổi mới giáo dục
Pháp luật
  • Bắt đối tượng vận chuyển 1 bánh heroin và 24.000 viên hồng phiến
    Bắt đối tượng vận chuyển 1 bánh heroin và 24.000 viên hồng phiến
  • Ngày 5-5: Xét xử các bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Cty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường
    Ngày 5-5: Xét xử các bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Cty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường
  • Luật sư đề nghị HĐXX chuyển tội danh với nguyên Tổng Giám đốc Cty CP Gang thép Thái Nguyên
    Luật sư đề nghị HĐXX chuyển tội danh với nguyên Tổng Giám đốc Cty CP Gang thép Thái Nguyên
Bạn đọc
  • Bài 2: Những liệu trình 5 triệu đồng và hậu quả của việc tin vào quảng cáo
    Bài 2: Những liệu trình 5 triệu đồng và hậu quả của việc tin vào quảng cáo
  • Bài 1: Chẩn đoán bệnh, bốc thuốc mà không cần giao tiếp với bệnh nhân
    Bài 1: Chẩn đoán bệnh, bốc thuốc mà không cần giao tiếp với bệnh nhân
  • Công an triệu tập các thành viên BQT chung cư Phú Hoàng Anh
    Công an triệu tập các thành viên BQT chung cư Phú Hoàng Anh
Kinh tế
  • Giảm 50% mức thu phí trong chăn nuôi
    Giảm 50% mức thu phí trong chăn nuôi
  • Giao dịch trực tuyến và những vấn đề về pháp lý quan trọng trong giao dịch
    Giao dịch trực tuyến và những vấn đề về pháp lý quan trọng trong giao dịch
  • Tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung – cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành
    Tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung – cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành
Giải trí
  • Anh có về Quảng Bình cùng em
    Anh có về Quảng Bình cùng em
  • Lượng thí sinh “khủng”casting Rap Việt mùa 2
    Lượng thí sinh “khủng”casting Rap Việt mùa 2
  • Tình tiết gây sốc trong “Hướng dương ngược nắng”
    Tình tiết gây sốc trong “Hướng dương ngược nắng”
Sức khỏe môi trường
  • Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Hà Nội theo hướng ưu tiên khai thác nguồn nước mặt
    Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Hà Nội theo hướng ưu tiên khai thác nguồn nước mặt
  • Chiều 15-4 thêm 21 người nhập cảnh nhiễm Covid-19
    Chiều 15-4 thêm 21 người nhập cảnh nhiễm Covid-19
  • Đề nghị 5 địa phương hoàn thành tiêm vaccine Covid-19 trước 15-5
    Đề nghị 5 địa phương hoàn thành tiêm vaccine Covid-19 trước 15-5
Giao thông - đô thị
  • CATP Hà Nội ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Lễ 30-4 và 1-5
    CATP Hà Nội ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Lễ 30-4 và 1-5
  • Bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5
    Bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5
  • Hà Nội tăng cường 500 lượt xe phục vụ dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
    Hà Nội tăng cường 500 lượt xe phục vụ dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Thể thao
  • Xác định 12 đội bóng đá nữ có mặt tại Olympic Tokyo
    Xác định 12 đội bóng đá nữ có mặt tại Olympic Tokyo
  • CLB Tp.HCM nhận liên tiếp 3 án phạt từ VFF
    CLB Tp.HCM nhận liên tiếp 3 án phạt từ VFF
  • Djokovic và Nadal khởi đầu thuận lợi tại Monte Carlo Masters 2021
    Djokovic và Nadal khởi đầu thuận lợi tại Monte Carlo Masters 2021
  • Tin tức
  • Pháp luật
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Kinh tế
  • Giải trí
  • Sức khỏe - môi trường
  • Giao thông - Đô thị
  • Thể thao
  • TV
  • tiêu điểm
Báo điện tử Pháp Luật & Xã hội
Trụ sở tòa soạn: Số 221 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 02433541431 Đường dây nóng: 0988811123
Email: [email protected]
Liên hệ quảng cáo: 0989188870
Based on MasterCMS Ultimate Edition v2.8 2018
Copyright 2013 - BÁO ĐIỆN TỬ PHÁP LUẬT & XÃ HỘI
Cơ quan chủ quản: Sở Tư pháp Hà Nội
Giấy phép: số 464GP/BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 29/11/2013
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Xuân Khánh
Tổ chức nội dung: Đỗ Thị Phương Hoa
Mobile Version