Điện thoại: 0243 354 1631 | Đường dây nóng: 0988811123
Email: [email protected]
Báo điện tử Pháp Luật & Xã hội
  • Tin tức
    Góc nhìn Đang nóng Chính trị Quốc tế Giáo dục Chính sách mới
  • Pháp luật
    Tin án Tố tụng Nhật kí 141
  • Xã hội
    Sự kiện Gia đình Việc tốt Tư pháp Cộng đồng mạng
  • Bạn đọc
    Hồi âm Tư vấn pháp luật Phản ánh - phóng sự
  • Kinh tế
    Doanh nghiệp Thị trường Bất động sản Tiêu dùng
  • Giải trí
    Văn hóa Showbiz Du lịch - Khám phá
  • Sức khỏe - môi trường
    Y tế Môi trường sống Ăn - uống Làm đẹp
  • Giao thông - Đô thị
    Vấn đề - dư luận ATGT Góc phố
  • Thể thao
    Trong nước Thế giới Ngôi sao
  • TV
    Tình huống pháp lý Đời sống - Kinh tế Làm báo với PLXH
  • cải chính
  • tiêu điểm
Tin tức Giáo dục
Thứ hai 01/03/2021 17:37

Sửa lỗi sai trong sách: Nếu cần, nên biên soạn lại để đảm bảo tính thống nhất

Cập nhật: 07:59 | 24/11/2020
Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, những chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều đã được đưa ra để xin ý kiến giáo viên sử dụng SGK, các nhà khoa học và xã hội trước khi Hội đồng thẩm định cấp Bộ họp. Đến thời điểm này, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, cần sửa sách theo hệ thống bài học, không thể chắp vá, có thể phải biên soạn lại.

Theo Bộ GD&ĐT, Hội đồng thẩm định đã làm việc thẩm định lần cuối sau khi có ý kiến góp ý về dự thảo tài liệu chỉnh sửa, bổ sung những vấn đề cần sửa chữa trong sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều. Trước ngày 30-11, NXB có trách nhiệm hoàn thiện và gửi về địa phương để bổ sung miễn phí tài liệu cho học sinh.

Nhưng theo nghiên cứu nội dung tài liệu chỉnh sửa SGK Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều được công bố trên mạng, nhiều chuyên gia, giáo viên cảm thấy chưa thật yên tâm. Một số điều chỉnh vẫn tạo ra các câu khá trúc trắc và khó giải thích cho học sinh. Ví dụ, trang 61, thay “Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ” bằng “Nó la cà chỗ nọ, chỗ kia, lơ mơ ngủ”… Tức là các từ phổ thông hơn, nhưng ngữ nghĩa lại tối, trong văn cảnh một con thỏ đang là cà rong chơi chỗ nọ chỗ kia, tại sao lại vừa la cà vừa mơ ngủ?

sua loi sai trong sach neu can nen bien soan lai de dam bao tinh thong nhat
Nhiều ý kiến cho rằng, những nội dung chỉnh sửa trong sách Tiếng Việt, bộ Cánh Diều phải kỹ lưỡng, đảm bảo tính hệ thống, không thể chắp vá. (Ảnh: NXB ĐH Sư Phạm TP HCM)

Tương tự, bài số 25, trang 49, SGK Tiếng Việt 1, tập 1. Bài tập đọc như sau: “Nhà sẻ có sẻ bé. Sẻ ca “ri...ri...”. Phía xa là nhà quạ. Quạ la “quà...quà...”. Sẻ bé sợ quá. Sẻ bố dỗ: Sẻ ca ri ri. Quạ la quà quà. Bé sợ gì!”. Thế nhưng trong tài liệu chỉnh sửa NXB chỉ sửa từ “quà...quà” thành “quạ...quạ”. Trong khi đó, cả bài đọc này được nhận rất nhiều ý kiến rằng khó hiểu, trúc trắc, rất khó giải thích cho trẻ lớp 1.

GS Nguyễn Lân Dũng nhận định, không chỉ SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 1 của bộ sách Cánh Diều mà cả tập 2 của sách này cũng có nhiều “sạn”. PGS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và văn hóa phương Đông- nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) lại cho rằng: Những sai sót trong sách không thể coi là “sạn” mà là những lỗi sai cơ bản cả về phương pháp biên soạn, ngữ liệu, tri thức về ngôn ngữ học, về mục đích dạy tiếng Việt, ngữ liệu của các bài đọc cũng ngô nghê, phương pháp học âm vần gán ghép các từ ngữ rất tùy tiện… Vì thế, muốn dùng SGK Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều thì phải biên soạn lại chứ không thể sửa chữa theo kiểu chắp vá.

TS Lê Thống Nhất tại Diễn đàn Giáo dục Vietnam Educamp 2020 vừa diễn ra tại Hà Nội đưa ra câu hỏi: Vì sao 20 năm qua quanh đi quẩn lại vẫn là những người cũ viết SGK? Cả sách cũ, cả sách mới, chủ biên, người viết đều là những cái tên vô cùng quen thuộc, trong khi đó, học sinh ngày nay với cách nói năng, tư duy khác với học sinh thế hệ trước của mình… nên nếu không có những thay đổi thì khó bắt kịp với thời đại. Nhưng để chọn những khối kiến thức thay đổi, ngữ liệu hợp thời đại, lại cần những người chuyên nghiệp.

TS Giáp Văn Dương, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Time School nêu quan điểm: Những ngữ liệu, nội dung, hình ảnh minh họa... thiếu nhất quán, tự phát và bị giới hạn bởi trải nghiệm tuổi thơ và giáo dục của chính các tác giả. Đó là lý do vì sao trong sách hay có nhiều từ địa phương, xa lạ và ít sử dụng với trẻ em hiện giờ.

Bởi thế, đã rất nhiều lần, câu hỏi về thực nghiệm sách trước khi giảng dạy chính thức, và lấy ý kiến dư luận về sách trước khi phát hành đã được đặt ra. GS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu quan điểm: Lẽ ra sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều phải được đưa lên mạng ngay từ đầu để xin ý kiến của giáo viên, phụ huynh, dư luận, như thế, những sai sót có khi đã được khắc phục.

Với bộ sách mới, các khâu thẩm định, thực nghiệm…đều có vẻ như vội vàng. Trong khi việc triển khai chương trình GDPT mới, biên soạn SGK mới là một quá trình, đã có thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị. Và nếu khâu rà soát, thẩm định kỹ hơn thì học sinh, giáo viên sẽ không rơi vào tình trạng vừa học, vừa chờ tài liệu chỉnh sửa.

Cô giáo N.T.V, giáo viên tiểu học tại quận Tây Hồ cho biết: “Thay ngữ liệu, chọn từ phổ thông là cần thiết, nhưng có những bài không thể thay một, hai từ là đã hoàn toàn dễ giải thích nghĩa cho các con. Vì thế, tôi hi vọng nhóm tác giả kỹ lưỡng với những nội dung chỉnh sửa, bài nào cần thay thế hoàn toàn thì phải thay thế hoàn toàn, bằng những đoạn, từ, câu dễ đọc, dễ hiểu hơn”.

T.Fan

Báo điện tử Pháp luật & Xã hội
tin mới hơn
  • Giáo viên không còn lúng túng khi triển khai dạy học trực tuyến
    Giáo viên không còn lúng túng khi triển khai dạy học trực tuyến
  • Công bố mẫu bài thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực trước 15-3
    Công bố mẫu bài thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực trước 15-3
  • Đón học sinh trở lại trường: Đảm bảo nhiệm vụ kép, vừa phòng dịch, vừa đảm bảo chất lượng
    Đón học sinh trở lại trường: Đảm bảo nhiệm vụ kép, vừa phòng dịch, vừa đảm bảo chất lượng
  • Hà Nội: Tăng cường phòng dịch, củng cố kiến thức đã học online khi học sinh trở lại trường
    Hà Nội: Tăng cường phòng dịch, củng cố kiến thức đã học online khi học sinh trở lại trường
tin đã đăng
  • Tháng 3, những chính sách giáo dục mới liên quan đến giáo viên chính thức có hiệu lực
  • Nhiều trường ĐH chính thức cho sinh viên đi học trở lại vào ngày 1-3
  • Học sinh tỉnh Vĩnh Phúc đi học trở lại vào ngày 1-3
  • Bảo vệ tốt nghiệp trực tuyến: Được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ kèm hồ sơ người học
  • Chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản năm học
  • Chính thức: Hà Nội cho học sinh trở lại trường từ ngày 2-3
Xem thêm
bau-cu-quoc-hoi-khoa-xv-va-hdnd-cac-cap
cong-ty-co-phan-sdh
  • Trung tâm sửa máy giặt tại hà đông tận tâm
  • Viettimes tin tức kinh tế mới nhất
Pháp luật
  • “Kể khổ” để xin tha khi bị phát hiện mang theo số lượng lớn ma túy đá
    “Kể khổ” để xin tha khi bị phát hiện mang theo số lượng lớn ma túy đá
  • Hành vi che biển số xe: Cần sớm được xử lý tận gốc
    Hành vi che biển số xe: Cần sớm được xử lý tận gốc
  • Trẻ em là đối tượng đặc biệt được pháp luật trong nước và quốc tế bảo vệ
    Trẻ em là đối tượng đặc biệt được pháp luật trong nước và quốc tế bảo vệ
Xã hội
  • Nhiều đơn vị thuộc Công an Hà Nội có những sáng kiến, cách làm hay, đẩy nhanh việc thu nhận hồ sơ cấp CCCD
    Nhiều đơn vị thuộc Công an Hà Nội có những sáng kiến, cách làm hay, đẩy nhanh việc thu nhận hồ sơ cấp CCCD
  • Đề nghị các hộ gia đình chủ động rà soát lại lan can và trang thiết bị tiềm ẩn nguy hiểm
    Đề nghị các hộ gia đình chủ động rà soát lại lan can và trang thiết bị tiềm ẩn nguy hiểm
  • Hà Nội tiếp nhận gần 3,4 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19
    Hà Nội tiếp nhận gần 3,4 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19
Bạn đọc
  • Bát nháo quảng cáo khám chữa bệnh trên youtube: Lợi bất cập hại
    Bát nháo quảng cáo khám chữa bệnh trên youtube: Lợi bất cập hại
  • Đan phượng, Hà Nội: Đất gia đình bỗng biến thành vườn hoa công cộng
    Đan phượng, Hà Nội: Đất gia đình bỗng biến thành vườn hoa công cộng
  • Phường Trần Hưng Đạo: Hơn 5 năm không xử lý nổi một công trình vi phạm?
    Phường Trần Hưng Đạo: Hơn 5 năm không xử lý nổi một công trình vi phạm?
Kinh tế
  • Hà Nội đặt mục tiêu có 900 doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ năm 2021
    Hà Nội đặt mục tiêu có 900 doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ năm 2021
  • Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng, cà phê thế giới đi xuống
    Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng, cà phê thế giới đi xuống
  • Hà Nội: Tăng trưởng tín dụng tăng 0.6% trong 2 tháng đầu năm 2021
    Hà Nội: Tăng trưởng tín dụng tăng 0.6% trong 2 tháng đầu năm 2021
Giải trí
  • Hòa nhạc “Hy vọng”: Nêu bật tinh thần đoàn kết, lạc quan, niềm tin và hy vọng vượt qua Covid-19
    Hòa nhạc “Hy vọng”: Nêu bật tinh thần đoàn kết, lạc quan, niềm tin và hy vọng vượt qua Covid-19
  • Sự kiện “Mùa xuân nho nhỏ” được tổ chức tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam
    Sự kiện “Mùa xuân nho nhỏ” được tổ chức tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam
  • Các nhan sắc “mở hàng” một năm nhiều kỳ vọng
    Các nhan sắc “mở hàng” một năm nhiều kỳ vọng
Sức khỏe môi trường
  • Bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư tiếp xúc tốt, trật khớp háng phải
    Bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư tiếp xúc tốt, trật khớp háng phải
  • Bé gái 11 tuổi nhiễm độc thủy ngân từ cây nhiệt kế bị vỡ
    Bé gái 11 tuổi nhiễm độc thủy ngân từ cây nhiệt kế bị vỡ
  • Sáng 1-3 không ghi nhận ca nhiễm Covid-19
    Sáng 1-3 không ghi nhận ca nhiễm Covid-19
Giao thông - đô thị
  • Chạy lại đôi tàu khách Thống nhất SE5/SE6 từ 4-3, giá vé giảm sâu
    Chạy lại đôi tàu khách Thống nhất SE5/SE6 từ 4-3, giá vé giảm sâu
  • Xe khách tông vào nhóm người đạp xe thể dục, 5 người thương vong
    Xe khách tông vào nhóm người đạp xe thể dục, 5 người thương vong
  • Hà Nội sẽ có thêm 5 quận mới
    Hà Nội sẽ có thêm 5 quận mới
Thể thao
  • Bale rực sáng, Tottenham đại thắng trước Burnley
    Bale rực sáng, Tottenham đại thắng trước Burnley
  • Hòa không bàn thắng, Man United và Chelsea dậm chân tại chỗ
    Hòa không bàn thắng, Man United và Chelsea dậm chân tại chỗ
  • Messi lại tỏa sáng, Barcelona áp sát ngôi đầu bảng
    Messi lại tỏa sáng, Barcelona áp sát ngôi đầu bảng
  • Tin tức
  • Pháp luật
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Kinh tế
  • Giải trí
  • Sức khỏe - môi trường
  • Giao thông - Đô thị
  • Thể thao
  • TV
  • tiêu điểm
Báo điện tử Pháp Luật & Xã hội
Trụ sở tòa soạn: Số 221 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 02433541431 Đường dây nóng: 0988811123
Email: [email protected]
Liên hệ quảng cáo: 0989188870
Based on MasterCMS Ultimate Edition v2.8 2018
Copyright 2013 - BÁO ĐIỆN TỬ PHÁP LUẬT & XÃ HỘI
Cơ quan chủ quản: Sở Tư pháp Hà Nội
Giấy phép: số 464GP/BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 29/11/2013
Tổng Biên tập: Nguyễn Xuân Khánh
Trưởng phòng Thư ký tòa soạn: Đỗ Thị Phương Hoa
Mobile Version