Tiếp bài viết: Người dân “phong tỏa” nhà máy xi măng vì gây ô nhiễm
Như báo PL&XH đã thông tin, Nhà máy xi măng Áng Sơn II của Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân, đóng trên địa bàn thôn Áng Sơn, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Hàng trăm hộ dân sống trong vùng bị ô nhiễm nặng đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị, đề xuất lên các ngành chức năng cũng như lãnh đạo nhà máy nhằm có phương án khắc phục để di dời dân vùng ô nhiễm đến nơi mới.
Tuy nhiên, sự việc đã kéo dài nhiều năm nhưng vẫn không được các đơn vị liên quan cũng như nhà máy giải quyết. Do bức xúc, sáng 1-7, hàng trăm hộ dân đã có hành động bột phát dùng cây cối, đá hộ0c và các vật cản… nhằm “phong tỏa” đường vào Nhà máy Áng Sơn II, khiến các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu vào Nhà máy bị tê liệt hoàn toàn.
Việc gây ô nhiễm của Nhà máy xi măng Áng Sơn II của Công tu CP Xi măng Vicem Hải Vân khiến người dân bức xúc dẫn đến việc tự ý "phong tỏa" đường vào Nhà máy (Ảnh: Cảnh Hoa)
Thời gian vừa qua, đã có hàng chục đoàn kiểm tra từ huyện đến tỉnh đã trực tiếp xuống xã, về với người dân thôn Áng Sơn và chứng kiến tận mắt mức độ ô nhiễm “khủng khiếp” về bụi, khói, tiếng ồn đối với các hộ gia đình do Nhà máy xi măng Áng Sơn II của Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân gây nên, nhưng đến thời điểm này, vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để được đưa ra.
Người dân đã dùng các vật cản để không cho các phương tiện đi vào Nhà máy (Ảnh: Cảnh Hoa)
Để rộng đường dư luận cũng như tìm ra lời giải đáp có cơ sở pháp lý, PV báo PL&XH đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Ngọc Thụ - Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tại buổi làm việc ông Thụ khẳng định: “Có việc Nhà máy xi măng Áng Sơn II của Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân gây ô nhiễm cho người dân sống xung quanh từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm ở khu vực này không chỉ riêng Nhà máy xi măng gây ra mà do cả các mỏ đá quanh vùng…”
Người dân trưng băng rôn phản đối việc gây ô nhiễm của Nhà máy Vicem (Ảnh: Cảnh Hoa)
“Mặt khác, tuy nhà máy là đơn vị trực tiếp gây ra tình trạng ô nhiễm nhưng theo thông tin của chúng tôi thì nhà máy chưa một lần bị xử phạt do tình trạng gây ô nhiễm…”, ông Thụ cho biết.
Khi PV đề cập đến biện pháp giải quyết vấn đề ông Thụ cho hay: “Hiện UBND tỉnh đang đề nghị phía nhà máy phải di dời một số hộ dân đi nơi ở mới (khu tái định cư - PV), thế nhưng để làm được điều đó thì nhà máy cần phải bỏ ra ít nhất từ 20 đến 25 tỷ đồng, hiện nguồn tiền chưa có”.
Thiết nghĩ, bài toán dù khó giải đến đâu thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về Nhà máy và các cơ quan có liên quan ở tỉnh Quảng Bình. Người dân nơi đây đang ngày đêm tha thiết kêu cứu các cấp chính quyền xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm hoặc di dời các hộ dân đến nơi tái định cư mới nhằm ổn định cuộc sống cũng như bảo đảm về sức khỏe và tương lai của con em họ.
Đề nghị các cơ quan chức năng ở tỉnh Quảng Bình nhanh chóng vào cuộc giải quyết dứt điểm vụ việc nhằm đem lại cuộc sống trong sạch, không bị ô nhiễm cho người dân.
Cảnh Hoa
- Vụ một công dân tố bị 20 côn đồ tấn công: Lời khai trái ngược từ người bị tố cáo
- Uber đang tự gây "bão" phản đối của khách hàng?
- Một gia đình chính sách gần 8 năm đi đòi tiền bồi thường GPMB tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung giao Chủ tịch UBND quận Tây Hồ xử lý việc lấn chiếm hồ Đầm Trị
- Tiếp vụ khách hàng lại “kêu trời” khi mua sản phẩm ở Mediamart:
- Bộ Xây dựng trả lời cử tri Hà Nội về nhà chung cư trong nội đô quá nhiều
- Kachita
- Tấm xi măng giả gỗ smartwood
- Máy in hóa đơn, máy in bill
- Máy cnc plasma tiêu chuẩn Châu Âu
- Máy cnc plasma tiêu chuẩn Châu Âu
- Viettimes tin tức kinh tế mới nhất